Tại Việt Nam, trầm cảm đang là căn bệnh gây hại đến sức khỏe con người trong những năm gần đây. Tìm hiểu dấu hiệu từ căn bệnh tâm lí này giúp bạn chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt hơn.
Đôi khi, chán nản là một phần bình thường của cuộc sống, nhưng khi những cảm xúc như tuyệt vọng và kiệt quệ cứ kéo dài và không biến mất, con người có thể bị trầm cảm.
Không chỉ là nỗi buồn khi đối mặt với những khó khăn và thất bại trong cuộc sống, căn bệnh tâm lí này còn thay đổi cách con người suy nghĩ, cảm nhận và hoạt động trong sinh hoạt thường ngày.
Căn bệnh này cản trở khả năng làm việc, học tập, ăn, ngủ và tận hưởng cuộc sống của con người. Chỉ cần cố gắng vượt qua một ngày có thể khiến họ quá sức.
Trầm cảm – căn bệnh của sự tuyệt vọng
Theo WTO, trầm cảm là căn bệnh rối loạn tinh thần phổ biến. Nó được biểu hiện qua nỗi buồn dai dẳng và không có hứng thú hoặc niềm vui trong các hoạt động được xem bổ ích hoặc thú vị trước đó.
Tuy nhiên, nỗi buồn hay mệt mỏi không phải là dấu hiệu duy nhất chứng tỏ con người có mắc bệnh trầm cảm hay không. Nhận biết các dấu khác nhau của bệnh tâm lí này sẽ giúp bạn hiểu hơn sức khỏe bản thân cũng như phương hướng điều trị đúng đắn.
Dấu hiệu của trầm cảm
Ăn không còn ngon miệng và cân nặng thay đổi:
Ăn quá nhiều hay quá ít cũng là dấu hiệu cảnh báo trầm cảm. Một vài người ăn để thoải mái trong khi người khác không muốn ăn vì chán nản. Sự thay đổi trong thói quen ăn uống khiến bạn lên hoặc xuống cân. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như năng lượng bản thân.
Theo các nhà nghiên cứu, béo phì gia tăng sự trầm trọng của trầm cảm. Người béo phì phải đối mặt với tự ti, mất đi nhiều mối quan hệ và mất niềm tin từ bản thân; họ phải chịu sự soi mói, kì thị từ những người xung quanh và có xu hướng nghĩ đến tự tử.
Bênh cạnh đó, quan điểm “thân hình gầy mới đẹp” từ phái nữ cũng mối liên hệ đến trầm cảm vì họ luôn căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực về cân nặng của mình.
Thay đổi thói quen ngủ:
Nghiên cứu cho thấy rằng thiếu ngủ mãn tính có thể góp phần gây ra trầm cảm vì trong khoảng thời gian dài, mất ngủ khiến bạn suy giảm tâm trạng, khó khăn hơn trong việc đối mặt áp lực cuộc sống. Ngoài ra, việc thay đổi trong chất dẫn truyền serotonin của nỗi cũng khiến bạn mất ngủ.
Tuy nhiên, ngủ nhiều hơn bình thường cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy một người có thể bị trầm cảm. Cụ thể, các nhà khoa học ước tính những người ngủ từ 10 tiếng trở lên kèm theo cảm giác mệt mỏi thờ ơ thì có thể là bạn đã mắc phải trầm cảm mà không biết.
Lạm dụng rượu:
Một số người bị rối loạn tâm trạng có thể sử dụng rượu để giúp họ đối phó với những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn bã, cô đơn hoặc tuyệt vọng.
Hiệp hội Lo lắng & Trầm cảm Hoa Kỳ (ADA) báo cáo rằng tại Hoa Kỳ, cứ 5 người thì có khoảng 1 người bị lo âu hoặc rối loạn tâm trạng như trầm cảm cũng bị rối loạn sử dụng rượu hoặc chất kích thích.
Tự đổ lỗi cho bản thân:
Đổ lỗi cho bản thân là tự gây tổn hại qua lời nói và tự phê bình bản thân. Chẳng hạn, họ ám ảnh lỗi lầm trong quá khứ; liên tục tiếc nuối và tự trách bản thân qua những lời nói như: “Lẽ ra…”; “Phải chi mình làm thế thay vì…” Hoặc khi nghĩ về tương lai; họ luôn tưởng tượng những viễn cảnh đầy tiêu cực và trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra. Tệ hơn là họ luôn dằn xé những lỗi lầm mà bản thân mắc phải.
Mệt mỏi kéo dài:
Cảm thấy mệt mỏi quá mức là một triệu chứng rất phổ biến của trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng hơn 90% những người bị trầm cảm trải qua mệt mỏi. Mặc dù thỉnh thoảng mọi người đều cảm thấy mệt mỏi, nhưng những người có mệt mỏi nghiêm trọng hoặc dai dẳng – đặc biệt nếu nó đi kèm với các triệu chứng khác – có thể bị trầm cảm tiềm ẩn.
Hãy kiểm tra xem bạn có các dấu hiệu này hay không
Khi bạn hoặc người thân của mình có những dấu hiệu được nêu trên; việc đầu tiên bạn cần thực chính là xác định được mức độ trầm cảm của chính mình.
Với những câu trả lời đơn giản tại www.grapsy.vn, bạn sẽ được chuyên gia chỉ ra rõ mức độ trầm cảm mà bạn đang gặp phải. Từ đó giúp bạn định hình được bạn sẽ phải làm gì; làm như thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Đây là việc làm đơn giản nhưng đem lại ý nghĩa lớn; giúp kiểm soát sớm vấn đề trầm cảm của mình.
Bạn có thể tự kiểm tra đánh giá trầm cảm tại đây.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các nguồn khác tại: