Cách phân biệt liệu bạn đang lo âu bình thường hay mắc rối loạn lo âu bệnh lý
- Người viết: Nguyễn Trần Tú Mỹ lúc
- Tin tức
Cách phân biệt liệu bạn đang lo âu bình thường hay mắc rối loạn lo âu bệnh lý
Thỉnh thoảng việc lo âu trước những vấn đề của cuộc sống là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, khi lo lắng cực độ kéo dài; khó kiểm soát gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày thì cần phải chú trọng; vì đó có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu.
Sự khác biệt giữa lo âu bình thường và rối loạn lo âu bệnh lý là gì?
Lo âu bình thường là gì:
Lo âu là một phản ứng bình thường trong cuộc sống của chúng ta. Cảm giác này diễn biến nhất thời khi có các sự kiện trong đời sống; tác động đến tâm lý của chủ thể, khi hết tác động thì cảm giác này cũng không còn. Tình trạng này gọi là lo âu bình thường, không phải là tình trạng bệnh lý.
Lo lắng hay lo âu là phản ứng tự nhiên, diễn ra trong khoảng thời gian nhất định rồi biến mất.
Đôi khi, lo lắng hay lo âu có lợi cho con người. Ví dụ, cảm giác này có thể thúc đẩy bạn chuẩn bị tốt cho một bài kiểm tra ở trường hoặc hoàn thành một nhiệm vụ tại nơi làm việc. Ngay cả những sự kiện vui vẻ như chuyển đến một ngôi nhà mới, hoặc kỷ niệm một cột mốc quan trọng cũng có thể khiến bạn lo lắng—tất cả những điều này chỉ là một phần dĩ nhiên của cuộc sống.
Lo âu hay lo sợ thường là:
- Liên quan đến tình huống hay vấn đề cụ thể
- Chỉ kéo dài cho đến khi tình huống/vấn đề kết thúc.
Rối loạn lo âu bệnh lý là gì?
Lo âu sẽ trở thành bệnh lý (còn gọi là rối loạn lo âu) khi nó trở nên thái quá hoặc không thể kiểm soát được và xuất hiện bất ngờ. Rối loạn lo âu là bệnh tâm thần có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn.
Rối loạn lo âu làm cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, căng thẳng, lo lắng nhưng không tìm ra nguyên nhân.
Những người mắc chứng rối loạn lo âu có thể trải qua rất nhiều cảm giác khó chịu và các vấn đề về sức khỏe thể chất. Chẳng hạn như:
- Đứng ngồi không yên.
- Mất tập trung.
- Sợ hãi vô cớ, hay thở gấp, nhịp tim nhanh, tay chân run rẩy.
- Rối loạn tiêu hóa, cân nặng.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Chán nản và nghi ngờ bản thân.
Hiện nay, các chuyên gia vẫn khó khăn để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây nên rối loạn lo âu. Dù vậy, một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh lí thường gặp nhất là:
- Yếu tố tâm lí: sang chấn tâm lý, mất đi người thân yêu, đau buồn chuyện quá khứ
- Yếu tố môi trường: áp lực, căng thẳng từ trong gia đình; công việc, môi trường sống, căng thẳng kéo dài.
- Rối loạn các cơ chế sinh hóa thần kinh: rối loạn điều tiết các hormone “hạnh phúc” (dopamine, serotonin, oxytocin và endorphin) trong não bộ.
Khó xác định được nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu; nhưng căn bệnh tâm lý này có thể điều trị khi phát hiện kịp thời.
Căn bệnh này có thể được điều trị; điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bạn phân vân về mức độ lo âu trong cuộc sống của mình.
Hãy kiểm tra xem liệu bạn đang lo âu bình thường hay có nguy cơ mắc rối loạn lo âu bệnh lý, để cần được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Khi bạn hoặc người thân của mình có những dấu hiệu được nêu trên; việc đầu tiên bạn cần thực chính là xác định khả năng đó là lo âu bình thường hay có thể là bệnh lý cần được thăm khám và điều trị.
Việc sàng lọc bệnh lí này là rất cần thiết cho việc thăm khám chính xác; và điều trị xa hơn nếu cần. Vậy, hãy truy cập đến www.grapsy.vn để hiểu rõ sức khỏe tâm thần của bản thân bạn.
Thực hiện các bài kiểm tra tâm lí để tầm soát tại https://grapsy.vn/benh-nhan/, bạn sẽ được chỉ ra tình trạng của bạn là bình thường hay có nguy cơ mắc phải các bệnh lý rối loạn lo âu hay trầm cảm. Từ đó bạn sẽ cân nhắc việc cần thiết đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, tuy chỉ kiểm tra đơn giản; nhưng lại giúp bạn có giải pháp tốt hơn cho vấn đề của chính bạn.
KIỂM TRA NGAY TẠI ĐÂY!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại: