Ho có đờm, giải quyết ra sao?

Ho có đờm, giải quyết ra sao?

Ho có đờm là triệu chứng thường thấy trong các bệnh đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây sưng viêm đường hô hấp trên, cảm cúm… Ở những người bị COVID-19, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng sau khi khỏi bệnh.

1/ Ho là gì? Tại sao lại có đờm?

Ho là một phản xạ giúp tống những “vật lạ” ra khỏi đường thở, trong đó có các dị nguyên, vi khuẩn và virus. Tuy là một phản xạ bảo vệ cơ thể, ho quá nhiều cũng tạo áp lực lên họng, khí – phế quản và dễ dàng bị viêm hơn.

Bề mặt đường hô hấp luôn được bảo vệ bởi một lớp màng nhầy mỏng và trong, giúp giữ lại các “vật lạ” không cho xâm nhập sâu vào phế quản, phổi. Nếu lớp màng nhầy này phải giữ quá nhiều vi khuẩn, virus, hoặc đường hô hấp bị sưng viêm, kích ứng sẽ gây tăng tiết dịch và tạo đờm đặc. Ngoài ra, môi trường không khí quá khô, nhiều bụi hay ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh (uống ít nước, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…) cũng là một tác nhân làm tăng tiết chất nhầy.

Ho có đờm, giải quyết ra sao? - 1

2/ Ho có đờm ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thời gian gần đây, số người nhiễm COVID-19 gia tăng rất nhanh. Đặc biệt là sau giai đoạn giãn cách, trẻ em bắt đầu đi học trở lại dẫn đến tỉ lệ trẻ mắc COVID-19 tăng lên đáng kể. Theo một số báo cáo cho thấy, khoảng một phần ba bệnh nhân Covid có các triệu chứng ho có đờm đặc và tắc nghẽn phổi với các biểu hiện như tức, nặng ngực, cảm giác râm ran khi thở.

Ho có đờm, giải quyết ra sao? - 2

Đờm và chất nhầy có khả năng giữ lại vi khuẩn, virus nên cũng là môi trường cho chúng phát triển. Ở những bệnh nhân có tổn thương đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, lượng chất nhầy tiết ra tăng lên có thể gây khó thở nếu không được điều trị đúng cách.

Tình trạng ho và đờm đặc dai dẳng có thể gây tổn thương lâu dài đối với hệ hô hấp, dẫn đến một số biến chứng lâu dài như ho mãn tính, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Đối với bệnh nhân COVID-19, tình trạng này có thể làm viêm phổi nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng đường hô hấp, khó thở và phải nhập viện nếu nguy hiểm đến tính mạng.

Ho có đờm, giải quyết ra sao? - 3

3/ Khắc phục tình trạng ho có đờm như thế nào?

*Những cách loại bỏ đờm đơn giản không phải ai cũng biết:

- Nước muối sinh lý: Có thể dùng nước muối sinh lý để súc họng mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Nước muối sinh lý không gây kích ứng niêm mạc họng và có khả năng pha loãng đờm giúp dễ dàng loại bỏ hơn.

- Trà gừng và mật ong: Một số nghiên cứu cho thấy mật ong có hiệu quả giảm ho và làm lành niêm mạc tự nhiên. Bên cạnh đó gừng có tác dụng kháng viêm tốt, giảm sưng tấy ở cổ họng. Uống trà gừng ấm và mật ong là một phương pháp trị ho hữu ích.

- Uống đủ nước: Thay thế thói quen uống nước lạnh bằng việc uống đủ nước ấm mỗi ngày cũng là một cách giảm kích ứng niêm mạc họng, hạn chế tiết nhầy và làm loãng đờm hiệu quả.

- Thay đổi lối sống: Thói quen sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá, làm việc ở môi trường quá lạnh và khô cũng kích thích tiết nhiều chất nhầy hơn. Hạn chế những tác nhân này cũng giúp cải thiện tình trạng ho có đờm hơn.

*Sử dụng thuốc

Trong trường hợp những biện pháp thông thường không đủ để cải thiện tình trạng ho có đờm, lời khuyên tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám bác sĩ và kê đơn thuốc để giảm nhanh các triệu chứng. Hiện nay có rất nhiều thành phần thuốc có công dụng tiêu đờm như Ambroxol, Bromhexin, Carbocystein… Vì vậy, khi sử dụng thuốc cần lưu ý độ tuổi và tình trạng sức khỏe, các loại thuốc bệnh nhân đang dùng để lựa chọn hợp lý.

Ho có đờm, giải quyết ra sao? - 4

Với thành phần chứa Ambroxol có tác dụng phân giải chất nhầy, làm loãng đờm. Siro HALIXOL giúp điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp do tăng sinh chất nhầy và đờm. Siro HALIXOL là một lựa chọn an toàn mà hiệu quả, vị trái cây dễ uống, có thể dùng cho cả người lớn, người già và trẻ em ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, với tình hình gia tăng số ca mắc COVID-19 hiện nay, mỗi gia đình nên có sẵn HALIXOL trong tủ thuốc của mình để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên, tránh các di chứng hậu Covid.

Sản phẩm được nhập khẩu từ Châu Âu và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm Bến Tre, được người dân tin dùng gần 10 năm qua.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tags: ho
← Bài trước Bài sau →