Rối loạn lo âu ở người trưởng thành và cách điều trị

Rối loạn lo âu ở người trưởng thành và cách điều trị

Sợ hãi và rối loạn lo âu có thể sẽ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. Hầu hết đều có thể vượt qua được mà không gây ảnh hưởng gì.

« Một người không thể quyết định dừng lo âu được » (theo Anxiety Carte UK)

 

Cách để tự giúp mình vượt qua rối loạn lo âu?

  • Chia sẻ về nó (taking it through): Chia sẻ tình trạng của bản thân với bạn bè, gia đình; hoặc bất kỳ ai đang gặp vấn đề tương tự. Mặc dù, ban đầu có thể chúng ta hơi e ngại, nhưng chia sẻ là một trong những cách tốt để đối phó với những rắc rối; và có được một người biết lắng nghe chia sẻ của chúng ta cũng giúp được rất nhiều.
  • Đối mặt với nỗi sợ hãi: Hãy làm những việc mà bạn cho là cần làm, muốn làm; đừng ngại và lẩn trốn. Có những tình huống thật sự không xảy ra theo chiều hướng xấu như chúng ta tưởng tưởng.
  • Hiểu rõ về bản thân:  Ghi chú lại những khi bản thân cảm thấy lo âu; những gì đã xảy ra, những yếu tố nào ảnh hưởng làm tăng lo âu của bạn,…Hiểu về chúng và hướng bản thân để ứng phó với chúng; sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tố hơn với các tình huống có thể gây lo âu cho bạn.
  • Thư giãn: Tập yoga, massage, thuốc có thể giúp bạn vượt qua stress.
  • Thể dục: Tăng hoạt động thể lực giúp tăng nồng độ các chất hóa học ở não; giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress cho bạn.
  • Dinh dưỡng tốt: Ăn nhiều trái cây, rau xanh, tránh thức ăn quá ngọt, caffein, rượu hay thức uống có cồn.
  • Tín ngưỡng: Nếu bạn có tôn giáo hoặc tín ngưỡng; nó giúp bạn cách để vượt qua stress, rối loạn lo âu.
Quản lý và điều trị rối loạn lo âu ở người trưởng thành là điều ai cũng nên quan tâm

 

Cách để nhận sự hỗ trợ khi bị lo âu?

 

Nếu bạn cảm giác lo âu thường trực trong nhiều tuần; hoặc có cảm giác như lo âu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn; thì khi đó có thể bạn cần sự giúp đỡ từ y tế, từ các website hữu ích :

 

  • Tâm lý liệu pháp: Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) rất hữu ích cho những người có rối loạn lo âu.
  • Chánh niệm (mindfulness): là một dạng khác của CBT tập trung vào sự thay đổi mối quan hệ giữa các cá nhân và suy nghĩ của họ.
  • Tự giúp bản thân với sự hướng dẫn: thường dựa trên phương pháp CBT; và mục tiêu là giúp bạn hiểu được bản chất tự nhiêu của lo âu và dạy chúng ta những kỹ năng cần thiết để ứng phó với nó.
  • Thuốc men: thường dùng trong thời gian ngắn nhất định; và cần kết hợp thêm với các hình thức hỗ trợ điều trị khác như liệu pháp tâm lý kể trên. Các thuốc kê đơn thường được dùng như các thuốc bình thần, giải rối loạn lo âu tofisopam (Grandaxin®), etifoxin, nhóm chống trầm cảm SSRIs,….
  • Nhóm hỗ trợ: được thành lập cho những cá nhân để chia sẻ với nhau cách để đối phó với những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống.

 

Tài liệu tham khảo: “Bạn biết gì về RỐI LOẠN LO ÂU?”. TS.BS. Nguyễn Doãn Phương. NXB Y Học, 2019. Mã số sách chuẩn quốc tế: ISBN:978-604-66-3611-3

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân gây nên mất ngủ

Cách giúp bạn vượt qua căng thẳng

 

 

Tags: lo âu
← Bài trước Bài sau →